
Những triệu chứng cảnh báo bệnh loãng xương từ sớm
Theo các thống kê trên thế giới, loãng xương là một loại bệnh phổ biến đối với người lớn tuổi hiện nay, chỉ xếp sau các bệnh về tim mạch. Loãng xương phát triển lâu dài sẽ khiến xương dễ gãy hơn và khiến cơ thể bị tổn thương khó chữa trị, phải tốn nhiều chi phí và thời gian để phẫu thuật, nghỉ ngơi. Để phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả, bạn sẽ cần nhận biết những triệu chứng cảnh báo bệnh loãng xương từ sớm. Trong bài viết này, hãy cùng VJMA tìm hiểu về những triệu chứng cảnh báo bệnh loãng xương.
Loãng xương là gì?
Loãng xương hay còn gọi là giòn xương, xốp xương là một tình trạng bệnh lý khi xương liên tục mỏng dần, mật độ dưỡng chất trong các khớp xương ngày càng thưa dần. Điều này khiến xương trở nên giòn hơn, dễ bị tổn thương và dễ bị gãy kể cả khi bị chấn thương, tác động lực nhẹ.
Tình trạng loãng xương sẽ tiến triển trong thầm lặng, các triệu chứng nhận biết tình trạng này thường không rõ ràng. Khi bạn cảm thấy cơ thể ngày càng đau mỏi, cột sống gù vẹo, chiều cao giảm dần thì lúc đó bệnh loãng xương đã tiến triển được một thời gian dài.

Đối tượng có nguy cơ bị loãng xương
Tình trạng loãng xương không chỉ xuất hiện ở những người lớn tuổi mà còn có thể xuất hiện ở rất nhiều đối tượng. Có một số đối tượng đặc biệt sẽ tiềm ẩn nguy cơ loãng xương cao hơn như:
- Theo tuổi tác tăng lên: Phụ nữ trên 50 tuổi hay phụ nữ sau khi trải qua thời gian mãn kinh thường sẽ có nguy bị loãng xương cao hơn.
- Theo di truyền gia đình: Nếu người thân trong gia đình của bạn có tiền sử về bệnh loãng xương thì bạn cũng sẽ có nguy cơ bị di truyền nguy cơ mắc loãng xương cao hơn so với người khác.
- Chế độ ăn uống thiếu hợp lý: Chế độ ăn uống xây dựng không hợp lý, cân bằng dưỡng chất hay cơ thể thiếu canxi, vitamin D cũng làm tăng nguy cơ về loãng xương. Ngoài ra, thói quen sử dụng quá nhiều chất kích thích, đồ uống có cồn cũng khiến cơ thể kém linh hoạt, tăng nguy cơ loãng xương.
- Không vận động thể lực: Người có cơ thể kém linh hoạt do không vận động cũng là một nguy cơ tiềm ẩn dễ bị loãng xương.
- Bệnh tuyến giáp: Người sử dụng các loại thuốc corticosteroid, thuốc chống đông, chống động kinh,… lâu dài cũng tăng nguy cơ bị loãng xương.
Triệu chứng cảnh báo bệnh loãng xương từ sớm
Các biểu hiện về triệu chứng của tình trạng loãng xương thường không quá trực tiếp, rõ ràng. Bạn có thể không biết mình bị loãng xương cho đến phát hiện khi cơ thể dễ bị tổn thương xương khớp chỉ bởi những sang chấn nhỏ. Chính bởi điều này, bạn nên nắm rõ về những triệu chứng cảnh báo bệnh loãng xương từ sớm như:
- Khi xuất hiện các cơn đau lưng cấp, dáng đi khom, lưng gù và chiều cao giảm bớt thì có thể là hiểu hiện của tình trạng giảm mật độ xương khiến xương cột sống bị xẹp.
- Cảm giác đau nhức đầu xương, mỏi dọc theo các xương dài hay đau nhức như kim chích toàn thân cũng là một triệu chứng cảnh báo bệnh loãng xương.
- Các vùng xương cột sống, xương chậu, xương hông, thắt lưng, đầu gối lặp lại nhiều và âm ỉ do chấn thương cũng là một dấu hiệu về xương khớp, loãng xương cần lưu ý.
- Biểu hiện loãng xương thường xuất hiện khi bạn có cảm giác đau đớn nghiêm trọng ở cột sống, thắt lưng hay hai bên liên sườn làm ảnh hưởng đến dây thần kinh trong cơ thể.
- Ngoài ra, triệu chứng cảnh báo bệnh loãng xương từ sớm đối với người trung niên thường sẽ đi kèm với bệnh giãn tĩnh mạch, thoái hóa xương khớp, huyết áp không ổn định,…
-
Những triệu chứng cảnh báo bệnh loãng xương từ sớm
Tình trạng bệnh loãng xương càng để lâu sẽ càng khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Vì thế, khi nhận thấy cơ thể có vấn đề về xương khớp, tốt nhất bạn hãy tìm đến những địa chỉ chăm sóc sức khỏe uy tín để hỗ trợ thăm khám, điều trị từ sớm.
VJMA hiện đang cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ứng dụng công nghệ tế bào gốc hiện đại, chuyển giao độc quyền. Đồng thời chúng tôi cũng hỗ trợ giải đáp và thăm khám tình trạng cơ thể cho khách hàng. Với mọi thắc mắc về dịch vụ, vấn đề sức khỏe, đừng ngần ngại gọi tới hotline 0929338999 của VJMA để được hỗ trợ!